Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 9 2019 lúc 12:06

Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao,.

thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng (sgk Địa lí 12 trang 29)

=> Chọn đáp án C

Bình luận (0)
minyoonji
Xem chi tiết
Thanh Phong (9A5)
9 tháng 2 2023 lúc 16:48

– Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc trong giai đoạn Cổ kiến tạo
– Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên , các vùng núi bị bào mòn phá huỷ bởi ngoại lực , tạo nên những bề mặt san bằng cổ thấp và thoải – Đến giai đoạn Tân kiến tạo , vận động tạo núi đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau : núi , đồi , đồng bằng , thềm lục địa . Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển theo hướng Tây Bắc – Đông nam .

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 3 2019 lúc 12:26

- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại:

+ Sự nâng cao của Tân kiến tạo với biên độ lớn tạo nên cát dãy núi trẻ có độ cao lớn, điển hình là Hoàng Liên Sơn.

+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước tạo ra các thung lũng sâu, hẹp, vách dựng đứng, điển hình là thung lũng sông Đà.

+ Địa hình cao nguyên badan núi lửa trẻ với các đứt gãy sâu tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

+ Sự sụt lún sâu tại một số khu vực để hình thành các đồng bằng trẻ của sông Hồng, sông Cửu Long và khu vực vịnh Hạ Long.

- Tính phân bậc của địa hình:

+ Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa,...

+ Trong từng bậc địa hình lớn như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như: các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển,...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 5 2018 lúc 11:13

HƯỚNG DẪN

- Địa hình già trẻ lại

+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.

+ Nêu biểu hiện: Địa hình miền núi phổ biến có các núi đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp; xen giữa có các mặt bằng, dấu vết của địa hình cổ (ví dụ mặt bằng Sa Pa ở dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn). Đồng bằng có nhiều dạng địa hình vẫn đang được tiếp tục hoàn thành (bãi bồi, doi đất, vùng trũng thấp...); giữa đồng bằng còn có các thềm sông, thềm biển...

+ Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, địa hình nước ta như một bán bình nguyên, có thể gọi là địa hình già. Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo đã nâng lên, hạ xuống, làm đứt gãy, phun trào mắcma... làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa...; trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển...; nhiều địa hình có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp...

- Địa hình phân bậc

+ Nêu biểu hiện: Căn cứ vào thang màu độ cao ở trang 6-7 (Hình thể), tìm kiếm trên bản đồ để có dẫn chứng về sự phân bậc của địa hình nước ta. Ở mỗi bậc, cần nêu dẫn chứng cụ thể; ví dụ: bậc trên 2500m có Phanxipăng 3143m, Ngọc Linh 2598m...; bậc từ 2000 - 2500m có Tây Côn Lĩnh 2419m, Chư Yang Sin 2405 m...

+ Vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kì nâng lên khác nhau; xen kẽ giữa các chu kì nâng lên là hoạt động bào mòn của ngoại lực. Mỗi chu kì nâng lên có cường độ khác nhau, nên cùng với hoạt động bào mòn của ngoại lực đã tạo nên các bậc địa hình có độ cao khác nhau.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 7 2019 lúc 4:35

HƯỚNG DẪN

Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Địa hình đồi gồm bán bình nguyên và đồi trung du. Mỗi vùng địa hình có những đặc điểm khác nhau.

a) Vùng núi Đông Bắc

- Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

- Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

- Có các khu vực rõ rệt:

+ Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

+ Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Cao nhất nước.

- Hướng núi: tây bắc - đông nam.

- Có 3 dải địa hình song song:

+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

- Khu vực núi núi thấp.

- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

- Đặc điểm hình thái:

+ Hẹp ngang; có hai sườn không đối xứng. Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

+ Hai đầu nâng cao (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đối thấp Quảng Trị); cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

d) Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên

- Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào.

- Trường Sơn Nam

+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ; có những đỉnh núi cao trên 2000m như: Ngọc Lĩnh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Bi Doup (2287m, Lang Biang (2167m)... Nối giữa hai khối núi này là vùng núi thấp kéo dài từ Bình Định đến Phú Yên.

+ Hai sườn đối xứng nhau rõ rệt: Phía tây thoải về phía các cao nguyên Tây Nguyên, phía đông dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.

+ Hướng núi: Khối núi Kon Tum (hướng tây bắc - đông nam) liền với mạch núi từ Bình Định đến Phú Yên (hướng bắc nam), nối với khối núi cực Nam Trung Bộ (hướng đông bắc - tây nam) tạo thành một vòng cung lưng lồi về phía Biển Đông.

- Cao nguyên

+ Cao nguyên badan xếp tầng với độ cao khác nhau: Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên (độ cao 500 - 800 - 1000 và trên 1000m).

+ Bán bình nguyên xen đồi ở phía tây và khoảng liền kề giữa các cao nguyên với nhau.

e) Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

- Bán bình nguyên Đông Nam Bộ gồm các bậc thềm phù sa cổ, độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan với độ cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Bình luận (0)
Khánh Linh Trịnh Thị
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
11 tháng 1 2022 lúc 19:32

- Địa hình già trẻ lại:

+ Địa hình già và trẻ thường được phân biệt nhau bởi hình thái. Địa hình già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Địa hình trẻ, ngược lại, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp.

thiếu thì bạn thông cảm nha

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 1 2017 lúc 5:16

HƯỚNG DẪN

a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng

- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.

• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:

• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).

• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.

• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.

• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.

- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.

- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 1 2018 lúc 4:58

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo. Các vận động tạo núi diễn ra với nhiều đợt, cường độ khác nhau nên vùng núi nước ta trẻ lại và có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Bình luận (0)
Jhon wisk
Xem chi tiết
GiaBao S5609H
8 tháng 5 2023 lúc 9:14

Bài 28: Đồi núi là bộ phận quan trọng của cấu trúc địa hình Việt Nam. Với độ cao trung bình khoảng 800-1,500 mét trên mực nước biển, Việt Nam có nhiều dãy núi chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Trường Sơn.

Bài 29: Địa hình nước ta gồm có 4 hướng chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.

Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta bao gồm: sông Hồng, sông Mã, sông Lô, sông Cầu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Mekong (hay sông Cửu Long).

Bài 36: Vấn đề sử dụng và cải tạo đất liên quan đến việc sử dụng đất để sản xuất và đời sống, bao gồm việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp, kỹ thuật canh tác, chế độ tưới, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, cải tạo đất,...

Bài 37: - Sự giàu có về thành phần loài động và thực vật ở Việt Nam là rất đa dạng và phong phú. - Việt Nam còn có sự đa dạng về sinh thái, với nhiều hệ thực vật khác nhau như rừng ngập mặn, rừng ngập nước, rừng núi, rừng thứ sinh,...

Bài 38: Bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật là vấn đề cực kỳ quan trọng. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc khai thác trái phép đến việc thiếu kinh phí để duy trì hoạt động bảo vệ.

Bài 41: - Miền Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có vị trí tại miền đông Châu Á, giáp với Biển Đông, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. - Đặc điểm nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.

Bài 42: - Miền Tây Bắc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, trong khi Bắc Trung Bộ có địa hình trung bình với nhiều đồi núi nhỏ và bãi biển. - Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà, cách Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Bắc.

Bài 43: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 25-27 độ C và độ ẩm cao.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 8 2018 lúc 12:49

Chọn đáp án D

Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng.

Bình luận (0)